097.3081.446

Khi mua và sử dụng máy phát điện, ngoài các yếu tố bên ngoài như mẫu mã, giá thành,…thì chất lượng và hiệu suất là yếu tố mà bạn cần quan tâm nhất. Để biết được máy phát điện có đủ hiệu suất hay không thì người sử dụng không thể quan sát bằng mắt thường. Vì vậy quy trình chạy thử máy phát điện ra đời và giúp các cá nhân, đơn vị kiểm tra chất lượng, hiệu suất sản phẩm một cách chính xác nhất.

1.  Vì sao phải chạy thử máy phát điện?

Vì sao phải chạy thử máy phát điện?
Vì sao phải chạy thử máy phát điện?

Giống như những sản phẩm kỹ thuật khác, khi mua máy phát điện người tiêu dùng thường rất chú trọng vào các yếu tố như thông số kỹ thuật, giá thành, mẫu mã, thương hiệu,… Nhưng yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm chính là chất lượng của máy phát điện. Chất lượng và hiệu suất làm việc của sản phẩm chúng ta không thể thấy được nếu chỉ quan sát bình thường. Vì vậy chạy thử máy phát điện là quy trình vô cùng quan trọng.

Mục đích của quy trình chạy thử máy phát điện là để kiểm tra xem máy có đạt được công suất như nhà sản xuất giới thiệu và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của dự án hay không. Khi chạy thử máy phát điện người sử dụng cũng cần phải điều chỉnh thông số máy để phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế.

Để thử máy phát điện thường có 3 cách là tải trở, tải thật và tải muối. Riêng tải muối chỉ thích hợp cho các máy phát điện có công suất nhỏ và quy trình tải muối cũng không đảm bảo an toàn nên chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng 2 cách còn lại.

2. Thử tải trở máy phát điện

Thử tải trở máy phát điện
Thử tải trở máy phát điện

Thử tải trở cho máy phát điện là một cách thử rất hữu hiệu khi bạn muốn kiểm tra thông số và hiệu suất của máy mới. Việc chạy thử máy theo đúng quy trình đảm bảo an toàn và cho ra kết quả chính xác nhất.

– Chuẩn bị

Trước khi tiến hành quy trình chạy thử máy phát điện theo phương pháp tải trở, bạn cần chuẩn bị: tải điện trở công suất đủ để thử tải máy phát điện, nhiên liệu, công cụ để điều chỉnh máy phát điện, đồng hồ đo, biên bản ghi chép lại thông số khi thử máy phát điện.

– Tiến hành

+ Khởi động máy phát điện và để máy chạy 10 đến 20 phút.

+ Kiểm tra và ghi lại các thông số như nhiệt độ, áp suất nhớt, tần số và điện áp của máy khi đang chạy.

+ Đóng tải điện trở:

  • Đóng ABC cấp điện từ máy ra đến tải trở
  • Đóng các tải trở MCB lên đến 25% công suất của máy, để máy mang tải trong khoảng 10 đến 20 phút rồi kiểm tra và ghi lại thông số.
  • Đóng các MCB tải trở lên đến 50% công suất của máy và để máy mang tải trong vòng 10-30 phút. Sau đó kiểm tra thông số và ghi nhận.
  • Đóng các tải trở MCB lên đến 70% công suất của máy, để máy mang tải trong thời gian từ 10 đến 60 phút. Sau đó kiểm tra và ghi nhận lại các thông số.
  • Đóng các MCB tải trở lên đến 100% công suất của máy phát điện, để máy mang tải khoảng 10 đến 20 phút. Sau đó quan sát và ghi nhận lại các thông số.
  • Đóng các tải trở MCB lên đến 110% công suất, để máy mang tải trong khoảng thời gian 10 phút rồi kiểm tra và ghi chép lại thông số.
  • Tắt tất cả cả MCB tải trở, để máy chạy không tải khoảng 5 phút.

+ Sau cùng, tắt máy phát điện và đánh giá kết quả thử tải dựa trên các thông số vừa ghi nhận được.

Một lưu ý khi tải trở thử cho máy phát điện là nếu các máy hòa đồng bộ thì có thể làm theo quy trình trên. Nhưng nên thử tải riêng lẻ từng máy rồi thử tải hòa các máy lại sau.

3. Thử tải thật máy phát điện

Thử tải thật máy phát điện
Thử tải thật máy phát điện
So với cách tải trở thì quy trình thử tải thật đơn giản và nhanh chóng hơn. Nhưng để có kết quả tốt nhất cũng như an toàn nhất cho người sử dụng, bạn nên chuẩn bị và làm theo đúng các bước dưới đây:

– Chuẩn bị

Cũng tương tự như quá trình thử tải trở, bạn cần chuẩn bị: tải thực tế (tải thật) công suất đủ để thử tại máy phát điện, nhiên liệu cho máy, đồ nghề và các công cụ cân chỉnh máy, đồng hồ đo thông số, biên bản ghi nhận kết quả của quá trình tải.

– Tiến hành

+ Khởi động máy phát điện và để máy chạy trong vòng 10 đến 20 phút trước khi tải thử.

+ Kiểm tra các thông số của máy như tần số, điện áp, nhiệt độ, áp suất nhớt.

+ Tắt máy cắt hạ thế vào tủ xuất tuyến cũng như các CB cấp nguồn hạ thế cho tủ xuất tuyến tổng.

+ Đổi nguồn ATS để máy phát điện cung cấp điện vào bộ tải ưu tiên

+ Đo đạc và kiểm tra nguồn hạ thế cấp cho các tải ưu tiên.

+ Ngắt điện hạ thế, thử tải lần lượt cho các tải ưu tiên.

+ Tắt máy và so sánh kết quả vừa ghi nhận được.

Quy trình chạy thử máy phát điện là quy trình không thể thiếu khi bạn mới sử dụng máy phát điện. Trên đây là hai cách thử tải để kiểm tra chất lượng của máy cũng như đánh giá khả năng vận hành, năng suất máy xem cho phù hợp với mục đích sử dụng hay không. Để được tư vấn kỹ hơn và hỗ trợ khi sử dụng máy phát điện, hãy liên hệ với chúng tôi qua website:https://mayphatdienchothue.com/  hoặc hotline: 0973081446

Trả lời